Nhờ Giáo hội, phụ nữ Baniwa ở Brazil đã giành được sự tôn trọng của cộng đồng
Ngọc Yến - Vatican
Theo bà Maria Bitoca Castro, một giáo viên đã nghỉ hưu thuộc cộng đồng Baniwa nói: “Thế giới chúng tôi có trước đây không còn nữa, giờ đây chúng tôi có quyền tự do nói". Bà Maria Bitoca Castro là một trong 23 người dân bản địa sống ở vùng Alto Río Negro, thuộc giáo phận São Gabriel da Cachoeira. Tại Baniwa hiện diện một nhóm dân tộc của Brazil, Venezuela và Colombia, với dân số ước tính khoảng 15.000 người.
Theo nữ giáo sư, trong quá khứ phụ nữ không có chỗ đứng trong xã hội, chỉ có đàn ông mới có tiếng nói. Hiện nay phụ nữ làm việc cùng nhau để cải thiện trong việc thu nhập cho gia đình, để mang lại nhiều giá trị và phục hồi nghề thủ công Baniwa, dạy trẻ em và thanh thiếu niên. Nữ giáo sư bản địa cho biết thực tế trong suốt những năm giảng dạy, bà luôn cố gắng làm cho học sinh hiểu được nhu cầu bảo tồn văn hóa, biết lịch sử của dân tộc mình.
Maria Bitoca giải thích rằng trong cộng đồng bản địa, vai trò của phụ nữ ngày càng quan trọng: chẳng hạn, ngày nay, có những phụ nữ là giáo lý viên, hoạt động việc mục vụ, một điều không tồn tại trong quá khứ. Bà công nhận: "Tôi nghĩ điều đó rất quan trọng đối với chúng tôi, phụ nữ được cộng đồng tôn trọng và họ đã có được sự tôn trọng nhờ sự giúp đỡ của Giáo hội".
Jaqueline Fonte, một nữ sinh viên của cộng đồng Baniwa, khi nói về cuộc sống của những người trẻ bản xứ, giải thích rằng ở đây mọi sự diễn ra bình thường. Một số người trẻ không quan tâm đến Giáo hội nhưng có những người khác tham gia vào đời sống của Giáo hội Công giáo và vẫn đánh giá cao văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, cũng theo nữ sinh viên cần phải chú ý đến các trẻ em, vì có một số người thường quên thành phần này trong cộng đồng.
Trong những tháng qua, cộng đồng được một linh mục địa phương đồng hành; đây là một thực tế được coi là rất quan trọng bởi vì, theo Jaqueline Fonte: "nó giúp mọi người gần gũi hơn với tôn giáo, phục vụ như một nguồn cảm hứng". Maria Bitoca Castro nói thêm rằng "điều rất quan trọng là có một người bản địa của chúng tôi, nói ngôn ngữ của chúng tôi, giống như một người cha, bởi vì chúng tôi hiểu nhau hơn".
Hai người phụ nữ bản địa tái xác nhận với Hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo về tầm quan trọng của việc cầu nguyện bằng ngôn ngữ của họ. Chính Giáo hội giúp lưu giữ văn hóa truyền thống và việc huấn luyện giáo dân. Sau cùng họ nhấn mạnh đến việc tôn trọng Mẹ Thiên nhiên, và yêu cầu một Giáo hội mang tính truyền giáo nhiều hơn và điều đó là bước ra để tìm kiếm dân chúng.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.