Cha Émile Shoufani, tông đồ hòa giải giữa người Ả Rập và Do Thái ở Israel
Vatican News
Những người làm việc với cha nhận xét, cha Émile Shoufani là một người vĩ đại, một linh mục có tầm ảnh hưởng mục vụ lớn, một con người hoà giải, nhưng thực tế không phải lúc nào cha cũng được những người xung quanh thấu hiểu, hơn nữa còn bị chỉ trích là quá hoà giải với người Israel.
Là người đứng đầu Giáo hội Công giáo Hy Lạp Melkite ở Zarareth, cha Émile Shoufani tự nhận mình là người Israel chứ không phải người Palestine. Tuy nhiên, cuộc đời cha lại bị đánh dấu bởi bi kịch của chính gia đình.
Cha sinh năm 1947, tại Nazareth, lúc đó Palestine dưới quyền của Anh. Khi lên một tuổi, gia đình cha bị Israel trục xuất khỏi làng. Trong lúc gia đình chạy trốn khỏi quân lính, hướng đến Libang, người chú 17 tuổi và người ông bị giết.
Người thân và chính mình gặp nhiều khó khăn, trong hoàn cảnh thực tế với việc người Ả Rập ở Israel thật không dễ, cần phải có nhiều can đảm, nhưng cha luôn dấn thân vì Tin Mừng. Không bao giờ tách mình khỏi sứ vụ giáo dục, được cha thể hiện trong vai trò là giáo viên và sau đó là giám đốc trường đại học Thánh Giuse, trong khi vẫn thi thành cha sở của giáo xứ Melkite của Nazareth.
Cha luôn xem “người khác” là quan trọng chứ không phải là “người nước ngoài”. Vì thế không chỉ có mối quan hệ tốt lành với các cộng đoàn Kitô giáo khác, cha còn thể hiện tinh thần bác ái với người Do Thái và người Hồi giáo. Cha muốn làm cho người dân Ả Rập của mình nhận thức được vị thế của người Do Thái sau Holocaust, mở lòng với sự nhạy cảm với những gì họ đã phải chịu đựng, khẳng định rằng họ không chỉ là những kẻ xâm lược. Cha là một người điềm tĩnh, mặc dù thường phải trải qua những thời điểm rất khó khăn. Theo cha, các Kitô hữu Ả Rập ở Israel không hiểu tại sao họ lại bị buộc phải trả giá cho nạn diệt chủng Holocaust, họ khó chấp nhận mình đang bị đổ lỗi cho những gì đã xảy ra ở châu Âu!
Nhưng khi còn là sinh viên ở Pháp, cha Shoufani đã khám phá ra nỗi kinh hoàng của các trại tử thần Đức Quốc xã và đã nghe lời chứng của những người sống sót trong trại. Vì thế cha tin rằng để sống với người Do Thái ở Israel, người Ả Rập phải tìm cách hiểu họ. Cha nói:“Tôi hiểu rằng chúng tôi không thể đối thoại với người Do Thái nếu chúng tôi không biết lịch sử này…”
Tại trường đại học, nơi chào đón các Kitô hữu và người Hồi giáo, từ lâu cha đã tổ chức các cuộc gặp gỡ với các sinh viên Do Thái. Cha đã đưa việc giảng dạy về Holocaust vào chương trình. Đây là lần đầu tiên ở Israel các sinh viên Ả Rập, người Hồi giáo và Kitô giáo, cùng nhau khám phá ra thực tế này. Hàng năm, cha tham gia các lớp học tại Yad Vashem, viện quốc tế tưởng nhớ nạn diệt chủng Holocaust ở Giêrusalem.
Cha tin rằng, để hiểu rõ tâm trạng của người Do Thái, cần phải đến Auschwitz và Birkenau, như thế có thể trải nghiệm thực tế về cuộc tàn sát người Do Thái trong các trại tiêu diệt của Đức Quốc xã diễn ra như thế nào. Đây là lý do tại sao vào năm 2003, sau cuộc bạo loạn thứ hai mà cha cho là có sức tàn phá lớn, cha đã dẫn đầu chuyến đi “Ký ức vì Hòa bình”, quy tụ gần 700 người, gồm Kitô giáo, Do Thái, Ả Rập theo Hồi giáo, đến địa điểm của các trại tử thần.
Trong năm đó, sáng kiến này đã mang lại cho cha Giải thưởng UNESCO về Giáo dục vì Hòa bình. Tại Israel, cha nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Do Thái Giêrusalem, và năm 2014, tại Đại học Bernardins ở Paris, cha đã nhận được giải thưởng “Tình bạn Do Thái-Kitô giáo của Pháp”.
Với tư cách là công dân Israel, nhưng vì luôn mong muốn đối thoại, cha thẳng thắng phê bình hành động của chính phủ. Tuy nhiên theo cha, điều này không có nghĩa là bài Do Thái. Vào năm 2020 cha Émile Shoufani đã tố cáo trên tạp chí Terre Sainte đối với những người tán thành “các chính sách của cánh hữu và cực hữu của Israel và của thủ tướng Netanyahu. Điều này tương đương với việc hỗ trợ một chính sách liên tục góp phần gây bất ổn cho tình hình Trung Đông, tại các lãnh thổ bị chiếm đóng và ở Gaza. Đất nước này và chính sách của chính phủ đã gây ra sự hỗn loạn ở Trung Đông, và chúng tôi không thể tha thứ cho điều đó”.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.