Tìm kiếm

Cùng nhau vì môi trường Cùng nhau vì môi trường 

Cuộc hành hương vì khí hậu

Một cuộc hành hương đại kết mang tên “Hành trình vì khí hậu” dự kiến sẽ có rất nhiều người tham dự. Trong số các khách hành hương đa số đến từ Italia và các nước khác. Họ sẽ hành hương đến Katowice ở Balan. Đây là nơi vào tháng vào 12 sẽ diễn ra Hội nghị lần thứ 24 của các bên tham gia công ước của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 24).

Ngọc Yến -Vatican

Cuộc hành hương đã bắt đầu trong những ngày gần đây; do các tình nguyện viên của tổ chức FOCSIV trên thế giới (Liên đoàn Tổ chức quốc tể của các Kitô hữu phục vụ tự nguyện), Phong trào Công giáo toàn cầu về khí hậu (GCCM) và Hành hương khí hậu tổ chức. Ủy ban toàn cầu hóa và môi trường (GLAM) của Liên đoàn các Giáo hội Tin lành ở Italia (FCEI) cũng tham gia vào sáng kiến này. Theo chủ tịch FOCSIV, ông Marco Cattai, cuộc hành hương lấy cảm hứng từ Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô, và ông muốn nó là điểm khởi đầu để suy nghĩ về bốn mục tiêu: Hạn chế khí nhà kính trong phạm vi 20C, phát triển năng lượng thay thế và kinh tế bền vững, đầu tư ủng hộ các dân tộc yếu và các giải pháp cho vấn đề di cư liên quan đến biến đổi khí hậu.

“Sau Paris 2015, nhiệt độ của hành tinh ngày càng tăng và lượng khí thải Co2 không giảm”, đây là điều được nêu lên trong thông cáo của sáng kiến “để mọi người suy nghĩ và cảm nhận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới tương lai cuộc sống hàng ngày, về các vùng dân cư nghèo và dễ bị tổn thương và hướng đến các tổ chức đã cam kết ngăn cản việc thải khí nhà kính”.

Hướng dẫn cuộc hành hương là Yeb Sano, cựu đại biểu của Cộng hòa Philippines về hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Sana giải thích: “Chúng tôi muốn sáng kiến này là một hành động cấp tiến nhưng hòa bình, chạm đến trái tim của các cộng đồng mà chúng tôi sẽ đi qua. Chúng tôi muốn trả lời bằng hòa hòa bình và lời cầu nguyện đối với lòng tham lam, thờ ơ và sự ngạo mạn thường là đặc điểm của các cuộc tranh luận về khí hậu. Chúng tôi muốn cho thấy rằng biến đổi khí hậu không phải là một đề tài mà chỉ có giới chính trị mới có thể can thiệp, nhưng tất cả mọi người phải hành động”.

Katowice là một điểm hẹn quan trọng bởi vì từ nơi đây sẽ có các phương thức để áp dụng thỏa thuận Paris; các quy tắc được chia sẻ và các hành động để thực hiện các cám kết trước năm 2020, khi thỏa thuận của năm 2015 có hiệu lực. Hơn nữa, phải xác định vấn đề tài chính cần thiết cho cuộc chiến biến đổi khí hậu và sự thích hợp cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất.

Trong hội nghị Paris, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã yêu cầu những người đứng đầu các quốc gia việc loại trừ hoàn toàn cacbon vào giữa thế kỷ tới và sự cần thiết trong việc kết thúc thời đại của nhiên liệu hóa thạch, dần dần loại bỏ khí thải. Antonella Visintin, điều phối viên của GLAM tuyên bố: “Chúng ta hãy quay trở lại bước tới, như chúng ta đã làm cho COP 21 tại Paris, và như thế chúng ta đáp ứng chỉ dẫn của Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC), đã mời gọi tại Busan trong năm 2013 về một cuộc hành hương cho công lý và hòa bình”.
 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

13 tháng mười 2018, 11:32