Kitô giáo tại Giêrusalem phản đối việc bán tài sản cho nhóm Do thái cực đoan
Hồng Thủy - Vatican
Buổi cầu nguyện được tổ chức tại tại Cổng Jaffa và hotel Petra, với sự tham dự của các Thượng phụ, các Giám mục và linh mục thuộc các hệ phái tôn giáo khác nhau ở Giêrusalem như Đức Thượng phụ Chính thống Hy lạp Theophilus III, cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa, vv.
“Sự nguyên vẹn và đặc tính của khu vực Kitô giáo ở Giêrusalem”
Buổi cầu nguyện kết thúc bên trong khách sạn Hoàng gia, nơi Đức Thượng phụ Theophilus tổ chức một cuộc họp báo ngắn. Trong cuộc họp báo, ngài lên tiếng phản đối các kế hoạch của các nhóm cực đoan toan tính làm mất đi “sự nguyên vẹn và đặc tính của khu Kitô giáo của Giêrusalem” và hy vọng rằng công lý và luật pháp phải chiến thắng những mong muốn chiếm đoạt tài sản của Giáo hội.
Đức Thượng phụ cũng cầu nguyện cho hòa bình tại Giêrusalem và mời gọi các Kitô hữu ở mọi nơi cùng hiệp nhất trong cầu nguyện vào tháng 9 năm nay, trong ngày thế giới cầu nguyện cho các cộng đoàn Kitô hữu tại Giêrusalem.
“Do thái hóa” khu vực của người Palestine
Trọng tâm của cuộc tranh luận là việc mua lại ba tòa nhà thuộc sở hữu của Chính thống Hy Lạp, nằm trong khu vực của người Palestines, giữa cổng Jaffa và chợ A rập, là một trong những nơi mà các Kitô hữu địa phuaơng và khách hành hương đi ngang qua để đến đền thờ Mộ Thánh. Theo quyết định của Tòa án Israel, các tòa nhà này hiện thuộc sở hữu của tổ chức Do thái cực đoan Ateret Cohanim. Đây là tổ chức ủng hộ người Do thái định cư ở khu vực Palestine. Tổ chức này làm tăng dân số Do Thái ở phía đông Giêrusalem bằng cách mua bất động sản ở khu vực Palestine thông qua các trung gian hay công ty thứ ba. Hôm tháng 6, Tòa án từ chối kháng cáo của Tòa Thượng phụ Chính thống, vì các giao dịch thông qua các trung gian nước ngoài và không có điều gì không hợp pháp.
Trước đây, các lãnh đạo Kitô giáo tại Thánh Địa đã tố cáo các chương trình của Do thái, khuyến khích sở hữu các tòa nhà trong khu Kitô giáo ở thành cổ Giêrusalem. Theo các ngài, đây không chỉ là tấn công vào quyền sở hữu tài sản nhưng cũng tấn công vào “status quo” của thành này, là quy luật điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau và trong tương lai nó có thể trở thành mối đe dọa cho sự sống còn của các Kitô hữu.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.