Ruy băng hòa bình ở Paju, biên giới  giữa hai miền Triều Tiên Ruy băng hòa bình ở Paju, biên giới giữa hai miền Triều Tiên

Cầu nguyện đại kết cho hòa bình giữa hai miền Triều Tiên

Hàng năm, vào Chúa nhật trước ngày kỷ niệm 15/8, ngày giải phóng Hàn Quốc khỏi ách thống trị Nhật Bản, nhưng cũng là ngày phân chia Nam - Bắc, các Kitô hữu được Hội đồng Đại kết các Giáo hội Kitô mời gọi tham gia cầu nguyện cho hòa bình và thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Ngọc Yến - Vatican News

Năm nay, theo Hội đồng Đại kết, ngày cầu nguyện này rất đặc biệt vì 75 năm sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và 70 năm kể từ khi bắt đầu chiến tranh Triều Tiên, mọi người vẫn còn mong ước: đạt được hòa bình, chiến tranh kết thúc, bởi vì ngày nay nguy cơ chiến tranh vẫn còn.

Trong những năm qua, dấn thân đại kết về đối thoại cởi mở giữa Seoul và Bình Nhưỡng đã được đánh dấu bằng nhiều thời điểm khác nhau: từ cuộc gặp chính thức đầu tiên với Liên đoàn các Giáo hội Hàn Quốc, đến phản ứng nhân đạo đối với nạn đói đầu những năm 90, lập trường về giải trừ hạt nhân.

Mục sư Michel Charbonnier, thành viên của Ủy ban Trung ương của Hội đồng Đại kết giải thích: “Sự hiện diện trong tinh thần cầu nguyện của các Giáo hội thuộc Hội đồng Đại kết các Giáo hội Kitô là một điều cực kỳ quan trọng, cũng vì xét về bối cảnh các Giáo hội Hàn Quốc, nơi Kitô giáo đang trong thời kỳ phát triển, nở hoa cũng trong tinh thần đại kết”. Theo mục sư, luồng gió đại kết đang thổi mạnh vào Hàn Quốc. Do đó, một mặt các Giáo hội chú ý đến vết thương vẫn đang mở ở vùng đất này, cần được chữa lành, hòa giải, và mặt khác các Giáo hội cảm nhận sự hiện diện của mình và dâng lời cầu nguyện.

Trong thời gian qua, đã có nhiều sáng kiến đại kết hướng về Hàn Quốc: Cuộc họp gần đây của Hội đồng Đại kết ở Busan, Nam Hàn; Cuộc hành hương đại kết, cầu nguyện ở biên giới hai miền Triều Tiên, một địa điểm mang tính biểu tượng cao, chứng tích của vết thương kéo dài hàng chục năm. Thúc đẩy hòa bình và giải trừ vũ khí hạt nhân luôn là điều ưu tiên của Hội đồng Đại kết các Giáo hội.

Theo Hội đồng, không bao giờ như lúc này nguy cơ vũ khí hạt nhân quay trở. Vì thế, lời mời gọi hiệp nhất cầu nguyện luôn là điều khẩn thiết. Cầu nguyện cho hòa bình, cho thống nhất, cho việc phá bỏ bức tường hận thù và ngờ vực, cho việc thúc đẩy một nền văn hóa hòa giải và liên đới. Tất cả những điều này trong tinh thần cầu nguyện. Bởi vì, cần nhớ rằng cầu nguyện cũng là trung tâm của đời sống Kitô hữu, và do đó thật đáng hoan nghênh nếu Hội đồng Đại kết các Giáo hội giúp đỡ mọi người học lại cách thực hành này: hơi thở chung của lời cầu nguyện Giáo hội, ở Hàn Quốc, cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới.

 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

10 tháng tám 2020, 11:44