Caritas Ý tố cáo có 22 cuộc chiến lớn bị lãng quên trong năm 2021
Ngọc Yến - Vatican News
Nội dung báo cáo nêu bật mối liên hệ chặt chẽ giữa bất bình đẳng, nguy cơ bạo lực và khủng hoảng, chính sách chống nghèo đói và ngăn chặn vũ khí để giải quyết các cuộc chiến, và vai trò của thông tin chính xác.
Báo cáo chỉ ra trong năm 2020, trên thế giới có 21 cuộc chiến có cường độ cao, nhiều hơn 6 cuộc chiến so với năm 2019, và với cuộc xung đột ở khu vực Tigray của Ethiopia, năm 2021 tăng lên 22. Hậu quả là từ năm 2020 đến 2021 số người cần viện trợ nhân đạo gia tăng 40%, số người tị nạn và di dời tăng gấp đôi trong 10 năm qua, các cuộc nội chiến tăng gấp đôi trong 20 năm qua.
Trong năm 2020, xung đột bạo lực tăng 12%, số người cần viện trợ nhân đạo cũng tăng 40% và trong 10 năm qua, số người tị nạn chạy trốn khỏi các cuộc chiến đã tăng lên. Điều đáng lo ngại là Liên Hiệp Quốc, cộng đồng quốc tế và Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng họ không thể tiếp cận hơn 165 triệu người cần viện trợ nhân đạo, nhưng tổng số dân cần các biện pháp can thiệp này là 235 triệu người, do đó 75 triệu người vẫn chưa được các tổ chức viện trợ nhìn thấy.
Một thực tế là nghèo đói và chiến tranh có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những quốc gia nghèo là những nước đang có chiến tranh, xung đột. Điều này thấy rõ ở Ucraina, Venezuela và Nam Sudan, nơi đang có các cuộc khủng hoảng.
Báo cáo còn cho thấy nhận thức xã hội liên quan đến các cuộc chiến và nói chung về các sự kiện diễn ra trên thế giới, vẫn còn yếu.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.