Ngày Trái đất: Giới trẻ Philippines gửi “những lá thư thân thương” cho các ứng viên tổng thống
Sáng kiến “những lá thư thân thương”, nhân Ngày Trái đất, ngày 22 tháng 4, là một phần của chiến dịch bầu cử với tên gọi “Thân thương, 52” do 18 tổ chức giới trẻ của Philippines từ nhiều lĩnh vực khác nhau cùng với tổ chức Hoà bình xanh đã thực hiện chiến dịch nhắm vào những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay.
Giới trẻ và tương lai của Philippines
Tên của chiến dịch “Thân thương, 52” được gợi hứng từ những người trẻ vốn chiếm 52% tổng số cử tri của Philippines. “Giới trẻ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chọn ra những nhà lãnh đạo phù hợp và do đó, giúp định hình nên một tương lai xanh, công bằng, đáng sống và đáng yêu,” Tổ chức Hoà bình xanh cho biết.
Chiến dịch “những lá thư thân thương” được bắt đầu từ sau cơn bão Megi đổ bộ vàoPhilippines ngày 10 tháng 4. Cơn bão đã khiến 172 người thiệt mạng, làm hơn 346.000 người phải di dời và gây thiệt hại nghiêm trọng cho diện tích đất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Những cơn bão thường xuyên đổ bộ vào Philippines như một lời nhắc nhở về nhữngảnh hưởng nguy hại của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống người dân.
“Lá thư thân thương”
“Việc ký vào ‘lá thư thân thương’ sẽ giúp củng cố lời kêu gọi của chúng tôi đối với các nhà lãnh đạo tương lai vì một tương lai tốt hơn và tươi sáng hơn,” tổ chức Hoà bình xanh cho biết. Những người trẻ đã kêu gọi các ứng viên tổng thống bảo vệ các cộng đồng và đảm bảo rằng thế hệ tiếp theo của đất nước sẽ không phải trải qua những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Họ cũng kêu gọi các ứng viên ủng hộ “các mô hình quản trị toàn diện, minh bạch và được truyền cảm hứng, đồng thời hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người dân, cũng như bảo vệ và củng cố các quy trình và thể chế dân chủ”.
Tiếng nói của người trẻ
Anh Cris Jamil Hertez, cộng sự viên của chiến dịch “Thân thương, 52” cho biết: “Cuộc bầu cử hiện nay đang thiếu chủ đề về khủng hoảng khí hậu vào thời điểm mà các nhà khoa học trên khắp thế giới đang đứng lên đấu tranh cho công lý về khí hậu. Chúng ta đã không theo kịp sự biến đổi khí hậu. Giờ đây, các nhà lãnh đạo tương lai của đất nước phải lắng nghe người trẻ.”
Cô Carmela Adelantar thuộc Hiệp hội Nghị sĩ Quốc gia cho biết các thế hệ tương lai “sẽ mất nhiều thứ nếu các nhà lãnh đạo tiếp theo vẫn chọn cách im lặng.” Cô cho biết thêm“Các nhà lãnh đạo sắp tới cần yêu cầu những người gây ô nhiễm lớn nhất thế giới phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang phải đối diện và đưa ra các kế hoạch cụ thể để giúp chúng ta có thể tồn tại trong thập kỷ tới.”
Cô Joanna Sustento, nhà vận động của Tổ chức Hòa bình xanh cho biết “Chúng ta không còn thời gian để chờ đợi. Chính quyền tiếp theo phải đặt những hành động chống biến đổi khí hậu lên ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Khủng hoảng khí hậu không chỉ liên quan đến môi trường, nhưng còn liên quan đến thực phẩm, nước, cuộc sống, sức khỏe và nền kinh tế”, đồng thời cô cũng kêu gọi tăng cường các tiến trình và thể chế dân chủ.
Tổ chức Hòa bình xanh
Tổ chức Hòa bình xanh đang kêu gọi các nhà lãnh đạo trong tương lai buộc các công ty nhiên liệu hóa thạch phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng khí hậu và kêu gọi các quốc gia khác cũng làm như vậy.
Tổ chức cũng kêu gọi toàn cầu về việc “loại bỏ nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang năng lượng tái tạo.” Điều này cũng mời gọi các nước giàu có đề ra tham vọng về việc cắt giảm khí thải, phân bổ ngân sách nhiều hơn cho vấn đề khí hậu và bồi thường cho những mất mát, thiệt hại, đồng thời khuyến khích hành động vì khí hậu sẽ trở thành chính sách trọngtâm của các viện chính phủ để đảm bảo công bằng về khí hậu.
Theo nhóm môi trường, 6 năm tới của chính quyền mới của Philippines sẽ là “giai đoạn quan trọng” đối với đất nước và “sẽ quyết định tình trạng của hành tinh trong những thập kỷ tới, tùy thuộc vào cách chúng ta giải quyết nhanh chóng cuộc khủng hoảng khí hậu vốn đang xảy ra ngày nay.” (Nguồn: LICAS)
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.