ĐHY Parolin, ĐHY Ravasi và TGM Fisichella cùng với hai người nhận giải Ratzinger ĐHY Parolin, ĐHY Ravasi và TGM Fisichella cùng với hai người nhận giải Ratzinger  (VATICAN MEDIA Divisione Foto)

ĐHY Parolin: Đức Biển Đức XVI là bậc thầy về niềm hy vọng của con người và Kitô giáo trong thời kỳ đen tối này

Phát biểu trong lễ trao Giải thưởng Ratzinger năm 2024 cho nhà thần học người Ai Len Cyril O'Regan và nhà điêu khắc Nhật Bản Etsurō Sotoo, Đức Hồng Y Parolin nói rằng Đức Giáo Hoàng Biển Đức khuyến khích chúng ta “mang lấy bằng đức tin và hy vọng sức nặng khủng khiếp của sự hận thù và sự ác đang hoành hành và đang đè nặng trong thời đại của chúng ta”, với một “tâm trí rộng mở”, để tìm kiếm sự thật trong Chúa Kitô.

Vatican News

Tiếng nói của niềm hy vọng

Lễ trao giải thưởng được Quỹ Vatican Joseph Ratzinger-Biển Đức XVI tổ chức tại Dinh Tông Tòa vào chiều tối ngày 22/11/2024. Nhắc đến Đức cố Giáo hoàng, Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói: “Trong thời kỳ đen tối mà chúng ta đang trải qua, Đức Biển Đức XVI là một bậc thầy”, Đấng “giúp chúng ta nâng tầm nhìn và tái khám phá những nền tảng vững chắc để tiếp tục hướng tới sự hiệp nhất, sự thật, vẻ đẹp, tình yêu”. Với lòng can đảm và niềm đam mê, ngài khuyến khích chúng ta “mang lấy trong đức tin và hy vọng sức nặng khủng khiếp của sự hận thù và sự ác đang hoành hành, đang đàn áp thời đại của chúng ta và nghiền nát vô số sinh mạng con người xung quanh chúng ta mỗi ngày”.

Trước ngưỡng cửa của Năm Thánh, nhắc lại thông điệp Spe salvi, Đức Hồng y nhấn mạnh rằng "Tiếng nói của Đức Biển Đức là một trong những tiếng nói lớn của niềm hy vọng phải đồng hành cùng chúng ta, được dành hoàn toàn cho niềm hy vọng, cho những niềm hy vọng của con người và cho niềm hy vọng Kitô hữu".

Sự hòa hợp về tư duy và sự nhạy cảm với Đức Biển Đức XVI

Quốc vụ khanh Tòa Thánh nhấn mạnh đến sự “hòa hợp” của hai người được nhận giải thưởng với tư duy, sự nhạy cảm, chứng từ nhân bản và Kitô giáo của Đức Joseph Ratzinger, người mà theo phương châm Giám mục của ngài là Cooperators Veritatis (Cộng tác viên của Chân lý), đã cống hiến cả cuộc đời “để tạo ra sự thật dưới mọi hình thức, bằng trí thông minh, việc nghiên cứu và giảng dạy, bằng thiên tài và nỗ lực thể hiện nghệ thuật, bằng chứng tá phục vụ con người và Giáo hội của ngài”.

Nhiệm vụ cởi mở tìm kiếm chân lý

Theo Đức Hồng y Parolin, trong những suy tư với tư cách là một nhà thần học cũng như trong huấn quyền với tư cách là một Giám mục và Giáo hoàng, bao gồm rất nhiều vấn đề và chủ đề, Đức Biển Đức XVI “chưa bao giờ mất khả năng làm nổi bật mối quan hệ với Thiên Chúa thông qua việc tìm kiếm sự thật." Theo ngài, “lý trí con người phải luôn luôn 'cởi mở', mọi ngành học không được khép kín trong một chủ nghĩa thực chứng không có ích”. Và ngay cả khi “ngài tin chắc rằng câu trả lời cuối cùng cho những câu hỏi này được tìm thấy trong sự thật được mặc khải nơi Chúa Kitô, thì việc tìm kiếm sự thật này và sự hiểu biết sâu sắc nhất về nó vẫn luôn là một nhiệm vụ rộng mở và đáng ngạc nhiên mà nếu không có nó thì phẩm giá của con người sẽ bị bị suy giảm và con người sẽ mất định hướng".

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

23 tháng mười một 2024, 12:04