Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng 7/5: Biết nơi đến và cách thức đến

Trưa Chúa Nhật ngày 7/5, Đức Thánh cha đã chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha có bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật V Phục Sinh.

Vatican News

Bài huấn dụ ngắn của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Bài Tin Mừng của phụng vụ hôm nay (Ga 14,1-12) được trích từ bài giảng cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi bước vào cuộc thương khó. Tâm hồn các môn đệ xao xuyến, nhưng Chúa nói với họ những lời trấn an, mời gọi họ đừng sợ hãi: thật vậy, Người không bỏ rơi họ, nhưng chuẩn bị một chỗ cho họ và hướng dẫn họ tới đích đến. Như vậy hôm nay Chúa chỉ cho tất cả chúng ta nơi tuyệt vời để đến, đồng thời cho chúng ta biết cách đến nơi, chỉ cho chúng ta con đường phải đi. Người cho chúng ta biết nơi phải đến và làm thế nào để đi đến nơi.

Đầu tiên, nơi phải đến. Chúa Giêsu nhìn thấy sự xao xuyến của các môn đệ, nỗi sợ hãi bị bỏ rơi của họ, giống như điều đó xảy ra với chúng ta khi chúng ta buộc phải xa cách người mình yêu. Và rồi Người nói: “Thầy đi là để dọn chỗ cho anh em [...], để Thầy ở đâu anh em cũng sẽ ở đó” (các câu 2-3). Chúa Giêsu dùng hình ảnh quen thuộc về ngôi nhà, nơi của những mối tương quan và gần gũi. Trong nhà của Cha – Người nói với các bạn của Người và với mỗi người chúng ta - có chỗ cho con, con sẽ được chào đón, con sẽ được đón nhận mãi mãi bằng một vòng tay ấm áp, và Thầy ở trên Thiên Đàng chuẩn bị một chỗ cho con, một chỗ trong vòng tay của Cha, một chỗ vĩnh cửu.

Anh chị em thân mến, Lời này là nguồn an ủi và hy vọng cho chúng ta. Chúa Giêsu đã không tách mình ra khỏi chúng ta nhưng đã mở đường cho chúng ta, báo trước điểm đến cuối cùng của chúng ta: đó là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa Cha, Đấng có chỗ cho mỗi người chúng ta trong trái tim của Người. Sau đó, khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, hoang mang và thậm chí thất bại, chúng ta mới nhớ ra cuộc đời mình đang đi về đâu. Chúng ta không được đánh mất đích điểm cần hướng tới, ngay cả khi hôm nay chúng ta có nguy cơ quên nó, quên những câu hỏi tối hậu, những câu hỏi quan trọng: chúng ta sẽ đi đâu? Chúng ta sẽ đến đâu? Chúng ta sống vì điều gì? Không có những câu hỏi này, chúng ta chỉ nghiền nát cuộc sống ở hiện tại, chúng ta nghĩ rằng mình phải tận hưởng nó càng nhiều càng tốt và cuối cùng chúng ta sống ngày này sang ngày khác, không mục tiêu, không đích nhắm. Ngược lại, quê hương của chúng ta ở trên trời (xem Pl 3:20), chúng ta đừng quên sự vĩ đại và vẻ đẹp của điểm đến!

Khi đã khám phá ra đích đến, chúng ta cũng như Tông đồ Tôma trong bài Tin Mừng hôm nay, hãy tự hỏi: Làm sao chúng ta đến đó được? Đôi khi, nhất là khi phải đối mặt với những vấn đề lớn và có cảm giác rằng cái ác thắng thế, chúng ta hãy tự hỏi: tôi phải làm gì, tôi nên đi theo con đường nào? Chúng ta hãy lắng nghe câu trả lời của Chúa Giêsu: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Chính Chúa Giêsu là con đường phải theo để được sống trong sự thật và có sự sống dồi dào. Người là con đường và do đó, tin vào Người không phải là tin một “gói ý tưởng”, nhưng là một con đường để đi, một hành trình phải thực hiện, một hành trình với Người. Đó là việc theo Chúa Giêsu, vì Người là con đường dẫn đến hạnh phúc không ngơi. Đó là việc noi gương Người, nhất là bằng những cử chỉ gần gũi và thương xót đối với người khác. Đây là la bàn để đến Thiên đàng: yêu mến Chúa Giêsu, con đường, trở thành dấu chỉ tình yêu của Người trên trái đất.

Anh chị em thân mến, chúng ta sống trong hiện tại, nắm lấy hiện tại, nhưng đừng để mình bị choáng ngợp bởi nó; chúng ta hãy nhìn lên cao, nhìn lên trời Trời, chúng ta hãy nhớ đến mục tiêu của chúng ta, hãy nghĩ rằng chúng ta được mời gọi đến đời sống vĩnh cửu, đến cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Xin Đức Trinh Nữ Maria, người theo Chúa Giêsu và đã đạt đến đích, nâng đỡ niềm hy vọng của chúng ta.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

07 tháng năm 2023, 13:22

What is the Regina Coeli?

The antiphon Regina Coeli (“Queen of Heaven”) is one of four traditional Marian antiphons, the others being Alma Redemptoris Mater, Ave Regina Coelorum, and Salve Regina.

It was Pope Benedict XIV who, in 1742, enjoined the recitation of the Regina Coeli in place of the Angelus during Eastertide, that is, from Easter Sunday to the end of Pentecost. It is recited standing as a sign of Christ’s victory over death.

Like the Angelus, the Regina Coeli is said three times a day, at dawn, at noon, and at dusk, in order to consecrate the day to God and the Virgin Mary.

This ancient antiphon arose, according to a pious tradition, in the 6th century; it is attested in documentary sources from the first half of the 13th century, when it was inserted in the Franciscan breviary. It is composed of four short verses, each ending with an “alleluia.” With the Regina Coeli, the faithful turn to Mary, the Queen of Heaven, to rejoice with her at the Resurrection of Christ.

At the Regina Coeli on Easter Monday of 2015, Pope Francis spoke about the spiritual dispositions that should animate the faithful as they recite this Marian prayer:

“In this prayer, expressed by the Alleluia, we turn to Mary inviting her to rejoice, because the One whom she carried in her womb is Risen as He promised, and we entrust ourselves to her intercession. In fact, our joy is a reflection of Mary’s joy, for it is she who guarded and guards with faith the events of Jesus. Let us therefore recite this prayer with the emotion of children who are happy because their mother is happy.”

Kinh Truyền Tin/Kinh Nữ Vương Thiên đàng cuối cùng

Đọc tất cả >