Đức Hồng Y Parolin: Không có hòa bình nếu không đối thoại
Vatican News
Sự kiện "Bàn hòa bình" bao gồm mười hai bàn theo chủ đề và công chúng có thể tham gia tự do. Một số chương trình được phát sóng trực tiếp, với sự tham gia của các nhà khoa học, kinh tế gia, bác sĩ, nhà quản lý, vận động viên và thường dân, tất cả cùng nhau tìm kiếm giải pháp thay thế cho chiến tranh và nghèo đói, lấy cảm hứng từ nguyên tắc tình huynh đệ.
Trong bài phát biểu, Đức Hồng y Parolin nói: "Trong khi tôi tái khẳng định quyền tự vệ không thể thay đổi, chiến tranh luôn là sự thất bại của toàn thể nhân loại chứ không chỉ của các bên liên quan". Theo ngài, tất cả các cuộc chiến tranh đều mâu thuẫn với phẩm giá con người và "bản chất của chúng không nhằm mục đích giải quyết các vấn đề mà chỉ làm các vấn đề thêm trầm trọng". "Thiên Chúa tạo dựng con người để sống trong hòa bình và để bảo vệ Công trình sáng tạo chứ không phải để hủy diệt nó".
Chiến tranh tấn công phẩm giá con người
Chiến tranh, Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh, khi tấn công chống lại phẩm giá con người và đặt mình vào vị trí hoàn toàn trái ngược với Thụ Tạo, "không chỉ tấn công phẩm giá của người khác mà còn cả phẩm giá của chính mình".
Thảo luận lại về ý niệm "chiến tranh chính đáng"
Theo Đức Hồng y, ngày nay khái niệm "chiến tranh chính nghĩa" cần được đặt lại, vì nó "bắt nguồn từ thời đại mà xung đột có phạm vi tương đối hạn chế. Trong thời đại hiện nay, với sự ra đời của vũ khí hạt nhân và hủy diệt hàng loạt, lý thuyết này cho thấy tự nó rất có vấn đề".
Không có đối thoại sẽ không có hòa bình
Trong bài phát biểu khai mạc sự kiện, Đức Hồng y Parolin đã đề cập đến Sắc lệnh Năm Thánh do Đức Thánh Cha Phanxicô mới ban hành (ngày 9/5/2024), và nhấn mạnh rằng nếu không có đối thoại, không những hòa bình không được xây dựng mà còn gây ra chiến tranh, thay thế tiếng nói ngoại giao bằng tiếng nói vũ trang. Sau đó, ngài đề cập đến ba lĩnh vực cam kết được Đức Thánh Cha xác định: giải quyết các nguyên nhân của sự bất công, khắc phục các khoản nợ bất công và không thể trả được, và diệt trừ nạn đói.
Thiếu công bằng xã hội là tiền đề của nghèo đói
Đức Hồng Y Parolin cũng nhấn mạnh rằng sự thiếu vắng công bằng xã hội là tiền đề của nghèo đói, "một trong những bất công lớn nhất của thế giới đương đại", nơi "những người có nhiều thì tương đối ít và những người hầu như không có gì thì nhiều". Điều này dẫn đến việc "không được hưởng nền giáo dục, và từ đó dẫn đến việc gắn bó với chủ nghĩa và trào lưu cực đoan".
Cũng theo Đức Hồng y Parolin, "Trong khi tái khẳng định nguyên tắc rằng khoản nợ đã ký hợp đồng phải được tôn trọng", điều cần thiết là "không được làm tổn hại đến quyền cơ bản của các dân tộc được tồn tại và phát triển", bằng cách tái khám phá tình huynh đệ giữa các quốc gia.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.