Nền tảng gia đình phải được bào vệ Nền tảng gia đình phải được bào vệ 

Các Giám mục Pháp quan tâm đặc biệt đến việc sửa đổi luật đạo đức sinh học

Các Giám mục Pháp bày tỏ mối quan ngại đối với việc sửa đổi luật đạo đức sinh học sẽ được thảo luận tại thượng viện Quốc hội Pháp. Trong một thông cáo báo chí vào ngày 13 tháng 01 năm 2020, các Giám mục viết: “Không ai có thể xem người khác là một đối tượng, một đồ vật”.

Ngọc Yến - Vatican

Các Giám mục Pháp quan tâm đặc biệt đến việc sửa đổi luật đạo đức sinh học

Từ ngày 06 đến 08 tháng 01, các Giám mục Pháp nhóm họp Hội nghị Thường niên. Một trong các vấn đề được đem ra thảo luận đó là việc sửa đổi luật có liên quan đến đạo đức sinh học mà Quốc hội đang xem xét. Theo các Giám mục, nội dung của dự luật có những điểm sẽ tiếp tục đưa xã hội Pháp vào những mâu thuẫn không thể dung hòa. Và nếu chúng được thông qua một cách dứt khoát, sẽ gây hiểu lầm nghiêm trọng về đạo đức.

Trước hết, theo luật, việc sinh một em bé được hỗ trợ về mặt y khoa theo “kế hoạch của cha mẹ” là “có vấn đề”. Điều này dẫn đến nguy cơ quyền của cha mẹ không được công nhận tuyệt đối, và quyền của em bé liên quan đến “cá nhân” cũng không được biểu lộ trọn vẹn.

Liên quan đến việc hợp pháp hóa quan hệ của cả hai phía: em bé và người có quyền bảo hộ em, theo lệ thường đó là cha mẹ, nhưng nay lại không nói đến chính xác cụm từ “cha mẹ”. Các Giám mục nhắc lại rằng Cộng hòa Pháp đặt nền tảng trên sự tôn trọng lương tâm. Luật này cho thấy trước vấn đề lương tâm của những người có trách nhiệm, ví dụ như công chứng viên.

Việc mở rộng chẩn đoán trước khi cấy ghép mở đường gia tăng sự chọn lọc trẻ chưa sinh. Em bé tùy thuộc vào quyết định của cha mẹ tương lai.

Tất cả điều này cho thấy sự vội vã của một xã hội theo chủ nghĩa tự do và quy luật thị trường: ham muốn cá nhân được hứa hẹn do sự kết hợp giữa các kỹ thuật y khoa và pháp lý .

Sau cùng, các Giám mục khẳng định: Cùng với tất cả mọi người, mọi trẻ em đều có quyền tự do phát triển và được tôn trọng phẩm giá trong suốt cuộc đời, bất kể nguồn gốc dân tộc hay xã hội, bất kể tôn giáo. Không ai có quyền coi người khác là một đối tượng, một đồ vật. (Cath.ch 13/01/20)
 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

16 tháng một 2020, 12:50