Cảnh Đức Mẹ ngủ tại Bảo tàng Kariye /nhà thờ Chora, Istanbul Cảnh Đức Mẹ ngủ tại Bảo tàng Kariye /nhà thờ Chora, Istanbul  (©Pavle - stock.adobe.com)

Nhà thờ Byzantine Chora ở Istanbul sẽ được sử dụng làm đền thờ Hồi giáo

Sau nhà thờ Hagia Sophia, một nhà thờ Byzantine lịch sử khác ở Istanbul, nơi đã được sử dụng làm bảo tàng trong 79 năm qua, sẽ trở thành nơi cầu nguyện và nghi lễ Hồi giáo, và được sử dụng làm đền thờ Hồi giáo. Đó là nhà thờ Chora cổ kính, được cả thế giới biết đến với những bức bích họa và tranh khảm có một không hai.

Vatican News

Theo nhật báo “Yeni Safak” của Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 23/2, nhà thờ Chora (KariyeCami) sẽ mở cửa để cầu nguyện vào thứ Sáu. Kế hoạch chuyển bảo tàng thành nơi thờ tự của người Hồi giáo có từ năm 2020 và dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng 10 cùng năm. Tuy nhiên, dự án sau đó đã bị đóng băng để cho phép công việc phục chế được thực hiện. Giờ đây, các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đang đưa tin rằng “quá trình trùng tu lâu dài” của cái gọi là “Đền thờ Hồi giáo Kariye” đã kết thúc. Nhà thờ Chora nằm ở phía tây bắc của Phố cổ Istanbul, không xa Cổng Adrianople của Byzantine. Nó được coi là một trong những di sản quan trọng nhất còn sót lại của kiến trúc Byzantine. Quần thể tu viện cổ được thành lập vào thế kỷ thứ 6. Nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ 12 và được cải tạo hoàn toàn vào đầu thế kỷ 14. Sau cuộc chinh phục Constantinople của Ottoman, tòa nhà tiếp tục phục vụ như một nhà thờ và không được chuyển đổi thành đền thờ Hồi giáo cho đến năm 1511. Sau khi được chuyển đổi thành đền thờ Hồi giáo, các bức tranh khảm và bích họa được phủ vôi nhưng không bị phá hủy. Vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, tòa nhà đã được các nhà khảo cổ và chuyên gia từ Viện Byzantine của Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Byzantine Dumbarton Oaks khôi phục và chuyển đổi thành bảo tàng nhà nước vào năm 1945 theo lệnh của Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ.

Những bức tranh khảm và bích họa trang trí nội thất nhà thờ là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nghệ thuật Byzantine. Trọng tâm của các bức bích họa và tranh khảm là sự nhập thể của Thiên Chúa làm người. Tên tiếng Hy Lạp của nhà thờ có nghĩa là “Nhà thờ Chúa Cứu thế bên ngoài thành phố”. “En te Chōra”, một cách diễn đạt luôn được sử dụng cho tòa nhà vào thời điểm đó, có nghĩa đen là “ở nông thôn”. Vào tháng 8/2020, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã xác nhận quyết định của Hội đồng Nhà nước vào ngày 19/11/2019, hủy bỏ quyết định chuyển nhà thờ thành bảo tàng vào năm 1958. Trong khi tòa nhà được sử dụng cho mục đích thờ phượng Hồi giáo, các bức bích họa được che phủ với những tấm thảm đỏ được thiết kế đặc biệt.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

12 tháng hai 2024, 13:05