Chưa tới 50 gia đình Kitô trở lại Mosul sau 7 năm được giải phóng
Vatican News
Cho đến hai thập kỷ trước, có hơn 100.000 Kitô hữu ở Mosul, một phần cơ cấu xã hội trong đó đa số người Sunni cùng chung sống với người Shiite, Yazidi và các nhóm thiểu số khác. Sau đó, vào năm 2003, số Kitô hữu bắt đầu giảm khi có sự can thiệp quân sự do Mỹ đứng đầu dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Saddam Hussein. Kể từ đó, bạo lực giáo phái ngày càng gia tăng.
Trước ngày 10/6/2014, ngày chiến binh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) giương cờ đen ở thành phố thứ hai của Iraq và quân chính phủ rút lui khỏi đô thị, tại thủ đô Mosul có ít nhất 1.200 gia đình Kitô giáo sinh sống.
Với sự thống trị của IS, thành phố bị thay đổi diện mạo. Một nơi từng được mô tả là nơi chung sống giữa các cộng đồng tôn giáo, cái nôi của một trong những cộng đoàn Kitô giáo lâu đời nhất bị tổn thương và đau đớn.
Năm 2017, chiến dịch quân sự kéo dài nhiều tháng, và có những giai đoạn vô cùng đẫm máu, đã đánh dấu chấm hết cho sự thống trị của phiến quân thánh chiến ở Mosul.
Đức cha Paul Thabit Mekko của Giáo hội Công giáo Canđê nói: “Từ đó đến nay, sau 7 năm, hơn 90% Kitô hữu chạy trốn khỏi Mosul không nghĩ đến việc quay trở lại. Điều họ thấy đã tạo nên một bức tường tâm lý. Một số bị trục xuất, một số khác cảm thấy bị phản bội. Chúng tôi không biết liệu tình hình có thay đổi không. Hiện nay, nhiều Kitô hữu sống ở Ankawa, quận Erbil cảm thấy an toàn hơn và nhiều cơ hội làm việc hơn. Họ không nghĩ việc quay trở lại một thành phố đã thay đổi rất nhiều và không thể nhận ra được nữa”.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.