Nghiên cứu cho thấy Kitô hữu là nhóm đông nhất trong số những người di cư toàn cầu
Vatican News
Các Kitô hữu từ các khu vực có đa số Kitô hữu như Châu Mỹ Latinh, Châu Âu và Châu Phi cận Sahara di cư vì các yếu tố kinh tế, bất ổn chính trị và xung đột, và mong muốn tìm kiếm những cơ hội mới và sự an toàn ở nước ngoài.
Nghiên cứu cho biết, “mọi người di chuyển ra nước ngoài vì nhiều lý do, ví dụ như tìm việc làm, học tập hoặc đoàn tụ với các thành viên trong gia đình. Nhưng tôn giáo và di cư thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau”.
Người Hồi giáo là nhóm tôn giáo lớn thứ hai trong số những người di cư toàn cầu, chiếm 29% tổng số. Sự di cư của người Hồi giáo, đặc biệt là từ các khu vực xung đột như Trung Đông, phần lớn bởi mong muốn tìm kiếm sự ổn định và triển vọng kinh tế tốt hơn.
Mặc dù con số người di cư Do Thái không nhiều nhưng lại là nhóm có khả năng di cư cao nhất, với khoảng 20% dân số Do Thái toàn cầu sống bên ngoài quốc gia nơi họ sinh ra.
Theo nghiên cứu của Pew, “nhiều người di cư đã chuyển đi để thoát khỏi sự đàn áp tôn giáo hoặc sống giữa những người có cùng niềm tin tôn giáo. Thông thường mọi người di chuyển và mang theo tôn giáo của họ, góp phần tạo ra những thay đổi dần dần trong cơ cấu tôn giáo ở đất nước mới của họ”.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết thêm rằng đôi khi những người di cư từ bỏ tôn giáo mà họ lớn lên và theo tôn giáo đa số của nước sở tại mới, hoặc một số tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc di cư đã dẫn đến sự đa dạng hóa tôn giáo ở nhiều quốc gia đến, thường đưa các cộng đồng tôn giáo mới vào những khu vực mà trước đây ít có sự đa dạng tôn giáo.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.